KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THANG MÁY

Kiểm định an toàn thang máy

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THANG MÁY

I. Kiểm định thang máy

1.Kiểm đinh thang máy là gì?

Kiểm định thang máy hay còn gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Kiểm định thang máy là quy định bắt buộc. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng thang máy, thang cuốn trong các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Quy định kiểm định thang máy của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội ban hành: Thang cuốn, thang máy thuộc “Danh mục các loại thang máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.

Kiểm định an toàn thang máy

2.Tại sao phải kiểm định thang máy?

Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:

  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
  • Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

II. Các quy định về kiểm định thang máy

Theo các quy định và thông tư hiện hành, khi sử dụng thang máy cần phải thực hiện 3 hình thức kiểm định như sau:

  • Kiểm định lần đầu: trước khi đưa vào sử dụng, bắt buộc phải tiến hành kiểm định khi vừa hoàn thành việc lắp đặt, nhằm đảm bảo thang máy, thang cuốn đạt điều kiện tốt nhất, đảm bảo an toàn để đi vào khai thác sử dụng theo quy định đã được ban hành.
  • Kiểm định theo định kỳ: theo quy định thang máy, thang cuốn cần phải trải qua các quá trình kiểm định sau lần kiểm định đầu tiên, kiểm định định kỳ. Trong trường hợp này nếu thang máy, thang cuốn có một số thiết bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn cần phải thay thế, sữa chữa để đạt yêu cầu được phép sử dụng. Chu kỳ kiểm định theo quy định hiện hành là tối đa không quá 12 tháng/lần.
  • Kiểm định khi có dấu hiệu bất thường: công việc này sẽ được thực hiện nếu trong quá trình sử dụng có một số vấn đề về kỹ thuật xảy ra, gây ra tình trạng mất an toàn, không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động. Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất theo tiêu chuẩn đã được quy định.

III. Thời hạn kiểm định thang máy

Tùy theo thời gian sử dụng của thang máy mà có các thời hạn kiểm định định kỳ khác nhau:

Thời điểm kiểm định thang máy

  • Kiểm định an toàn lần đầu sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
  • Chế độ kiểm định bất thường khi có thay đổi, sửa chữa. Khi có các yêu cầu bất thường của cơ quan chức năng hoặc người sử dụng.
  • Kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu

Thời hạn kiểm định định kỳ

  • Thang máy có thời gian sử dụng nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm.
  • Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm
  • Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm

IV. Quy trình kiểm định thang máy mới nhất

Kiểm định IMSVINA sẽ cung cấp cho mọi người chi tiết về quy trình kiểm định thang máy mới nhất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cao:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy

Đội ngũ kỹ thuật viên được liên hệ sẽ tới tận nơi để kiểm tra:

  • Hồ sơ của thang máy về cách chế tạo, lý lịch sử dụng, bản vẽ cấu tạo, bản vẽ nguyên lý hoạt động.
  • Hồ sơ về việc lắp đặt, hoàn công.
  • Các biên bản kiểm định trước đó.
  • Hồ sơ về các lần thay thế, sửa chữa, việc bảo trì và vận hành ra sao.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

  • Đội ngũ kỹ sư sẽ xem toàn bộ tổng thể hệ thống thang máy chi tiết từng bộ phận có phù hợp với hồ sơ không.
  • Kiểm tra xem hoạt động có ổn định, bộ phận nào gặp vấn đề gì, kết cấu có bị thay đổi, biến dạng, xuống cấp không.
  • Đồng thời kiểm tra về hệ thống thủy lực xem có tốt nữa không.

Bước 3: Thử nghiệm thang máy

Nếu bước kiểm tra hệ thống nêu trên đạt chuẩn thì:

  • Thợ sẽ thử không tải thang máy xem hoạt động có ổn định không.
  • Thử ở chế độ tải trọng ở mức 100% tải định mức và 125%.
  • Đánh giá hệ thống còn mạnh mẽ không, cơ cấu an toàn ổn và bảo hiểm của thang máy khi thử nghiệm xong thế nào.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

  • Hoàn thiện xong kiểm định thì đơn vị kiểm định lập biên bản theo mẫu quy định ghi đầy đủ thông tin tình trạng vừa kiểm tra.
  • Có làm văn bản kiến nghị, khắc phục tình trạng hư hại thang máy (nếu có).
  • Dán tem đã kiểm định, thông qua bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định đạt.

 

 

Đăng ký kiểm định thang máy

Hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC ỨNG DỤNG IMS

Địa chỉ: Số 7, TT4 – D2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0909593698

Email: info@imsvina.com.vn

Website: https://imsvina.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255