QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là một phần nỗ lực của Chính phủ trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam. Với mục tiêu đảm bảo quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng và nâng cao đời sống nhân dân, quy chuẩn được ban hành với nhiệm vụ thúc đẩy ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, doanh nghiệp cần có những nhận thức một các đầy đủ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) để có thể tuân thủ tốt nhất các quy định pháp luật cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là gì?

1.1. Khái niệm

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (viết tắt là QCVN) là tiêu chuẩn bao gồm các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, cộng đồng, môi trường.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bộ phận chính của hệ thống quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Một bộ phận còn lại của hệ thống này là quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Bộ Công Thương đính chính hàng loạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - MVietQ

1.2. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

Các căn cứ được sử dụng để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Tiêu chuẩn quốc gia;
  • Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
  • Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
  • Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

1.3. Hiệu lực thi hành QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ có hiệu lực thi hành sau ít nhất 06 tháng kể từ thời điểm ban hành. Tuy nhiên trừ các trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi tường thì hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành QCVN đó.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước. Tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành, áp dụng QCVN.

1.4. Nguyên tắc áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải được áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác một cách bắt buộc. Doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung, yêu cầu được quy định trong quy chuẩn để tiến hành áp dụng hiệu quả cũng như tuân thủ yêu cầu luật định theo Luật Tiêu Chuẩn và Quy Chuẩn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, quy chuẩn kỹ thuật cũng chính là cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp, quản lý chất lượng sản phẩm của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, chức năng chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm và kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định pháp luật.

2. Các loại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần biết

Sau đây là 5 loại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được phân loại và phân biệt mà doanh nghiệp nên biết như sau:

Thứ nhất, Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm: các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình;

Thứ hai, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:

  • Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
  • Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khỏe con người;
  • Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hóa chất dùng cho động vật, thực vật.

Thứ ba, Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.

Thứ tư, Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.

Thứ năm, Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe, du lịch, giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

3. Đối tượng có thẩm quyền xây dựng, thẩm quyền, ban hành QCVN

Thẩm quyền xây dựng và ban hành: Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

Thẩm quyền thẩm định: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Ngoài ra các tổ chức cá nhân cũng có quyền tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật như sau:

  • Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng QCVN;
  • Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành;
  • Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành QCVN;
  • Đóng góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

4. Thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn

Bước 1: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN

Bước 2: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức việc xây dựng QCVN với sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia.

Bước 3: Lấy ý kiến góp ý dự thảo QCVN

Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo.

Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là 60 ngày. Thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn khi có trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường.

Bước 4: Hoàn thiện dự thảo QCVN

Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.

Bước 5: Thẩm định dự thảo

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 6: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định. Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành

Theo thông tin của Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Tổng số QCVN hiện nay đang là 632 được áp dụng bởi 13 Bộ quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xây dựng, ban hành với sự thẩm định của BKHCN, bao gồm:

  • Bộ Công Thương;
  • Bộ Công An;
  • Bộ Giao thông vận tải;
  • Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bộ Y tế;
  • Bộ Tài chính;
  • Bộ Tài Nguyên và Môi trường;
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Bộ Xây dựng;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đa số QCVN được ban hành điều chỉnh đối tượng sản phẩm, hành hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chiến tỷ lệ lên tới 70% tổng số QCVN hiện hành, tập trung vào các vấn đề an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe,…

 

—————————————————————————————–

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255