CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ? TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI THỰC HIỆN?

CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ? TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI THỰC HIỆN?

Hiện nay với tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng đang tràn ngập trên thị tường. Chính vì thế để khẳng định chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, chứng nhận hợp quy là yêu cầu cần thiết giúp tổ chức khẳng định thương hiệu và hàng hóa trên thị trường. Vậy chứng nhận hợp quy là gì? Sản phẩm nào cần chứng nhận hơp quy? Hãy cùng IMSVINA tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1. Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy hay chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật là việc đánh giá, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Cụ thể, đối tượng chứng nhận là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.

  • Chứng nhận hợp quy tên tiếng anh: Certificate regulation;
  • Chứng nhận hợp chuẩn tên tiếng anh: Certificate standards.

Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP

Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số: 68/2006/QH11;
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Quy trình thực hiện đánh giá hợp quy

* Đối với sản phẩm – hàng hóa được sản xuất trong nước

Quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Quy trình như sau:

– Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu của IMSVINA;

– Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá;

– Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);

– Bước 4IMSVINA tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;

– Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;

– Bước 6IMSVINA cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm;

– Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành (IMSVINA sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này)

* Chứng nhận hợp quy hàng hóa nhập khẩu

Đối với các sản phẩm nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký của IMSVINA

Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);

Bước 3IMSVINA tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);

Bước 4IMSVINA cấp giấy chứng nhận hợp quy.

3. Phương thức đánh giá hợp quy sản phẩm

Quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, có 8 phương thức chứng nhận hợp quy phù hợp cho từng loại sản phẩm và hàng hóa.

Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Và phương thức đánh giá sự phù hợp được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

4. Danh mục sản phẩm chứng nhận hợp quy

STTTÊN DANH MỤCVĂN BẢN BAN HÀNHGHI CHÚ
1Danh mục sản phẩm/hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiThông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

 

2Danh mục sản phẩm/hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệThông tư 01/2019/TT-BKHCN
3Danh mục sản phẩm/hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tảiThông tư 41/2018/TT-BGTVT– Với sản phẩm/hàng hóa nhập khẩu, sau khi được thông quan và trước khi được lưu thông vào thị trường Việt Nam cần phải được chứng nhận và/hoặc công bố hợp quy.– Với sản phẩm/hàng hóa nội địa, trước khi lưu thông thị trường phải được chứng nhận và/hoặc công bố hợp quy.
4Danh mục sản phẩm/hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thôngThông tư 05/2019/TT-BTTTT
5Danh mục sản phẩm/hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thươngThông tư số 13/VBHN-BCTDanh mục này không điều chỉnh với những sản phẩm/hàng hóa như:– Sản phẩm/hàng hóa được miễn trừ ngoại giao;

– Sản phẩm/hàng hóa trong túi lãnh sự;

– Tài sản di chuyển;

– Quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu được quy định trong Quyết định 31/2015/QĐ-TTg;

– Sản phẩm/hàng hóa doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khâu hoặc quá cảnh;

– Sản phẩm hàng hóa chuyện phục vụ quốc phòng, an ninh.

6Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công anThông tư 08/2019/TT-BCA
7Danh mục sản phẩm/hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được phụ trách bởi Bộ Ngông nghiệp và Phát triển nông thônThông tư 14/2018/TT-BNNPTNT
8Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tảiThông tư 41/2018/TT-BGTVT– Với sản phẩm/hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan phải được chứng nhận hợp quy– Với sản phẩm/hàng hóa được sản xuất, lắp ráp trong nước, trước khi lưu thông vào thị trường phải có chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp quy.

5. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm

Việc tổ chức đạt được chứng chỉ hợp quy là điều kiện hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể:

  • Được sử dụng dấu CR (hợp quy) chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường;
  • Minh chứng cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Minh chứng cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp luật, tránh các đợt kiểm tra pháp lý ban ngành;
  • Là minh chứng hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác;
  • Đáp ứng yêu cầu đến từ khách hàng, thuận tiện cho công tác nộp thầu dự án;
  • Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất;
  • Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp;
  • Tạo cơ hội lớn cho hàng hóa, sản phẩm của chúng ta vươn ra thị trường thế giới.

6. Trách nhiệm tổ chức chứng nhận hợp quy

– Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận;

– Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy, duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ;

– Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định;

– Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:

+ Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;

+ Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng, ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;

+ Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;

+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.

– Lập và lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:

+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.

– Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. IMSVINA – Tổ chức chứng nhận tại Việt Nam

– Công ty TNHH Khoa Học Ứng dụng IMS là một trong những đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy tại Việt Nam.

– Đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu rộng ở nhiều lĩnh vực.

– IMSVINA luôn đảm bảo cho khách hàng thời gian thực hiện và cấp chứng nhận nhanh gọn với mức chi phí hợp lý nhất.

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0909593698 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255