KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC THEO THÔNG TƯ 36/2019/TT – BLĐTBXH

KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC THEO THÔNG TƯ 36/2019/TT – BLĐTBXH

Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư. Trong đó quy định yêu cầu bình chịu áp lực bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sự cố nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

1.Kiểm định bình chịu áp lực là gì?

Bình chịu áp lực là thiết bị để tiến hành các quá trình nhiệt học và hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

Kiểm định bình áp lực là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành bình áp lực.

Hiện nay, bình áp lực được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất,… Tuy nhiên, bình áp lực là những thiết bị dễ gây ra tai nạn cho người sử dụng trong quá trình làm việc nếu không được kiểm định an toàn kỹ thuật thường xuyên. Vậy nên, cần phải kiểm định an toàn bình chịu áp lực để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

*Những loại bình áp lực thông dụng cần phải kiểm định khi sử dụng gồm:

Bình chứa khí nén

Các thiết bị phân ly dùng hơi

Các bộ phận trao đổi nhiệt, bộ phận bốc hơi

Thiết bị khử trùng dùng hơi.

Nồi hấp, lò phản ứng

2. Kiểm định bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn nào?

Kiểm định bình chịu áp lực phải được thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:

  • Tiêu chuẩn về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực: QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH
  • Tiêu chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động bình chịu áp lực và nồi hơi: QCVN 01:2008/BLĐTBXH
  • Yêu cầu kỹ thuật an toàn về kết cấu, thiết kế, chế tạo của bình chịu áp lực: TCVN 8366:2010
  • Yêu cầu kỹ thuật về quy trình kiểm định nồi đun nước và nồi hơi trong đó nhiệt độ môi chất lớn hơn 115 độ C: TCVN 6155:1996
  • Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, phương pháp thử, sử dụng và sửa chữa: TCVN 6156:1996
  • Yêu cầu kỹ thuật về mối hàn và phương pháp đánh giá, kiểm tra: TCVN 6008:2010.

Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định bình chịu áp lực trên, bạn có thể kiểm định bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn của nước ngoài. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu thấp nhất mà các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện.

3. Vì sao phải kiểm định bình chịu áp lực? Lợi ích của việc kiểm định bình chịu áp lực là gì?

Một số công dụng kiểm định bình chịu áp lực phải kể đến như:

  • Làm giảm tối đa các chi phí phát sinh, bồi thường do tai nạn không mong muốn trong quá trình lao động.
  • Tăng năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian làm việc.
  • Là bằng chứng quan trọng cung cấp tới các cơ quan thẩm quyền về đảm bảo lao động.
  • Kiểm định an toàn bình chịu áp lực để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.
  • Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị
  • Kịp thời phát hiện hư hỏng để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của Pháp luật

4. Quy trình kiểm định bình chịu áp lực

Quy trình kiểm định bình chịu áp lực bao gồm các bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kiểm định:

  • Kiểm tra hồ sơ thiết kế, cấu tạo bình chịu áp lực.
  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng.
  • Kiểm tra hồ sơ kiểm định những lần trước đó.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài:

  • Kiểm tra các biến dạng do hình học, các lỗi ăn mòn.
  • Kiểm tra kỹ thuật của lớp cách nhiệt, bảo ôn.
  • Kiểm tra độ an toàn của các mối hàn, khuyết tật kim loại. Sử dụng các phương pháp kiểm tra như: chụp phim, siêu âm, bột từ, thẩm thấu, …

Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra áp suất:

  • Nếu những bước kiểm tra trên đạt yêu cầu chúng ta tiến hành thử nghiệm áp suất.

Bước 4: Kiểm tra cấu tạo, thiết bị bảo vệ, đo lường

  • Kiểm định áp kế.
  • Kiểm định van an toàn.
  • Kiểm định áp suất, rơ le nhiệt độ.
  • Kiểm định hệ thống nồi đất.

Bước 5: Kiểm tra quá trình hoạt động của bình chịu áp lực

Kết nối tới các cơ cấu an toàn, các thiết bị phụ trợ, sau đó hoạt động bình chịu áp lực ở áp suất cho phép để kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động của nó.

Bước 6: Đánh giá, xử lý kết quả:

  • Lập biên bản kiểm định theo quy định.
  • Lập biên bản biện pháp khắc phục, xử lý.
  • Phát hành tem kiểm định, ban hành kết quả kiểm định.

5. Kiểm định an toàn bình chịu áp lực khi nào?

·         Kiểm định lần đầu

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

·         Kiểm định định kỳ

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một chu kỳ kiểm định.

·         Kiểm định bất thường

Các trường hợp phải kiểm định sự bất thường bao gồm:

Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực

Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt

Bình chịu áp lực đã ngưng hoạt động từ 12 tháng trở lên và đưa vào hoạt động lại

Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với loại bình chịu áp lực cụ thể hoặc thay đổi thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

——————————————————————————

Hãy liên hệ với chúng tôi

Công TY TNHH Khoa Học Ứng Dụng IMS

Địa chỉ: Số 7, TT4 – D2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0909593698

Email: info@imsvina.com.vn

Website: https://imsvina.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255