KIỂM ĐỊNH AN TOÀN  CẦN TRỤC

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN  CẦN TRỤC

Cần trục tự hành là cần trục tay cần, có thể được trang bị cột (thiết bị tháp), có khả năng di chuyển có tải hoặc không tải mà không cần đường riêng và đảm bảo được độ ổn định của cần trục dưới tác dụng của trọng lực.

Kiểm định an toàn cần trục là quá trình đánh giá sự phụ hợp tình trạng kĩ thuật của cần trục với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Kiểm định an toàn cần trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.

1. Tại sao cần phải kiểm định an toàn cần trục

Cần trục làm việc với sức nặng lên tới hàng trăm tấn, bởi vậy độ nguy hiểm cũng rất cao. Điều này đòi hỏi cần trục phải có chất lượng tốt, không bị hư hỏng thiết bị để đảm bảo an toàn đối với con người.

Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng cần trục. Vì thiết bị nâng kiểu cầu như cần trục là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Đảm bảo an toàn cho người vận hành, tránh thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp,….

Thông qua kiểm định cần trục, doanh nghiệp sẽ phát hiện kịp thời các hư hỏng cần khắc phục, từ đó nâng cao năng suất làm việc của cần trục.

2.Tiêu chuẩn áp dụng cho kiểm định cần trục

– TCVN 5206: 1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối trọng và ổn trọng

– TCVN 8242-2: 2009, Cần trục – từ vựng – phần 2: cần trục tự hành

– TCVN 8590-2: 2010 (ISO 4301-2:2009), Cần trục. Phân loại cần trục theo chế độ làm việc. Phần 2: cần trục tự hành

– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thủy lực về an toàn

– TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực

– TCVN 10837:2015, Cần trục- Dây cáp- Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ

– TCVN 8855-2:2011, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực

– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kĩ thuật

– QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng

– QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục

– QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kĩ thuật an toàn cần trục tự hành

Việc kiểm định kĩ thuật an toàn cần trục tự hành có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kĩ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện đề cập trên.

KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC

3. Quy trình kiểm định cần trục

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kĩ thuật của cần trục

Kiểm tra lí lịch, bản vẽ, hồ sơ lắp đặt.

Kiểm tra hồ sơ quản lí, vận hành, bảo trì và sửa chữa của cần trục

Xem xét lại hồ sơ kiểm định cần trục lần trước

Bước 2: Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài

Kiểm tra mặt bằng lắp đặt cần trục, các biện pháp, hướng dẫn an toàn vận hành, sử dụng

Xem xét sự phù hợp, đồng bộ của cần trục, đối chiếu hồ sơ kĩ thuật

Kiểm tra lần lượt tình trạng kĩ thuật của cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyện, cơ cấu quay,…)

Đánh giá kĩ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải,..)

Kiểm tra đối trọng, khung đỡ đối trọng, chân chống,..

Bước 3: Kiểm tra vận hành: thử không tải và có tải

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra ở trên đạt yêu cầu

Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ quan và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh hãm, các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo,..

Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125% SWL ở hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất đặc tính tải của cần trục.

Thử tải động ở mức 110% SWL ở hai vị trí như trên.

Bước 4: Xử lí kết quả kiểm định

Lập biên bản kiểm định cần trục có chữ kí của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả vào lí lịch cần trục, dán tem kiểm định (nếu đạt yêu cầu).

Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

4. Thời hạn và các hình thức kiểm định cần trục

* Thời hạn kiểm định

Thời hạn kiểm định định kì các loại cần trục tự hành là 2 năm. Đối với cần trục tự hành đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kì là 1 năm.

Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.

Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lí do trong biên bản kiểm định.

Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

*Các hình thức kiểm định

Kiểm định lần đầu: thực hiện sau khi lắp đặt cần trục, trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định định kỳ: thực hiện khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước.

Kiểm định bất thường: thực hiện sau khi cần trục được cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã khắc phục song. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng và sử dụng lại. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

 

—————————————————————————–

 

Mọi thắc mắc cần tư vấn xin liên hệ chúng tôi

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC ỨNG DỤNG IMS

Địa chỉ: Số 7, TT4 – D2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0909593698

Email: info@imsvina.com.vn

Website: https://imsvina.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255