KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN CẦU TRỤC

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN CẦU TRỤC

Cầu trục là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nên cần kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ trong quá trình sử dụng. Việc kiểm định cầu trục giúp phát hiện hư hỏng, thiếu an toàn để sửa chữa khắc phục giúp tận dụng tối đa công suất sử dụng.

Theo Quy định Nhà nước, mọi doanh nghiệp trước khi đưa vào vận hành đều phải thực hiện kiểm định an toàn. Đây là yêu cầu bắt buộc. Các trường hợp cần phải kiểm định an toàn cầu trục:

– Kiểm định an toàn lần đầu: hoàn thành kiểm tra an toàn trước khi vận hành tránh sự cố xảy ra gây mất an toàn.

– Kiểm định định kỳ: hoàn thành ngay sau khi hết hạn kiểm định lần đầu. Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì hời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

– Kiểm định bất thường: thực hiện khi có yêu cầu cơ quan quản lý, sau sự cố hay sửa chữa lớn. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

  1. Quy định về quy chuẩn quốc gia về kiểm định an toàn cầu trục

– TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng

– TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung

– TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện

– TCVN 5179:90: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn

– TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

_ QTKĐ 09-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định an toàn cầu trục

– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

  1. Tại sao phải kiểm định an toàn cầu trục?

Các lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện việc kiểm tra an toàn cầu trục:

  • Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, tránh các trường hợp kiểm tra từ các cơ quan pháp luật.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng người làm việc trong phạm vi cần trục làm việc.
  • Hạn chế các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, từ đó nâng cao hình ảnh tổ chức đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động.
  • Minh chứng cho thấy doanh nghiệp luôn chú trọng đến sự an toàn của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Theo các yêu cầu tối thiểu tại mục 5.3.2 TCVN 7549-1:2005: Người lái cần trục phải từ 18 tuổi trở lên, có đủ thị lực, thính lực và phản xạ. đã được đào tạo vận hành thiết bị nâng, đào tạo vận hành cầu trục. được huấn luyện an toàn vận hành cầu trục, an toàn vận hành thiết bị nâng. Phải có phân công nhiệm vụ vận hành cầu trục từ đơn vị sử dụng lao động.

Kiểm định an toàn cầu trục

  1. Quy trình thực hiện kiểm định an toàn cầu trục

Theo QTKĐ 09-2016/BLĐTBXH – Quy trình kiểm định an toàn cầu trục, Quy trình kiểm định jyx thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội.

Dưới đây là phần tóm tắt về quy trình thực hiện kiểm định:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải

Bước 4. Các chế độ tải – Phương pháp thử

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các thiết bị nâng kiểu cầu đặt lên hệ nổi làm việc. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

  1. Thời hạn và chi phí kiểm định an toàn cầu trục

Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng.

Tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH quy định chi phí tổi thiểu cho dịch vụ kiểm định an toàn cầu trục cầu nâng.

  1. Một số lưu ý đối với việc sử dụng cầu trục an toàn

▪️ Chỉ sau khi thử hoạt động các cơ cấu đảm bảo an toàn mới đưa vào hoạt động

▪ Trong quá trình hoạt động, công nhân vận hành luôn lắng nghe sự hoạt động của các cơ cấu xem có bình thường không, quan sát các thiết bị báo hiệu để xem xét

▪️ Luôn chú ý đến phanh hãm, các cơ cấu hạn chế hành trình

▪️ Trước khi nâng vật liệu hay thả vật phải nhấn còi báo hiệu cho mọi người biết

▪ Thực hiện thao tác từ từ, không để giật cục, không thay đổi chiều quay đột ngột

▪️ Luôn chú ý sự cuốn cáp trên các tang khi làm việc để tránh chồng cáp lên nhau

Để đảm bao an toàn cho người lao động và đảm bảo năng suất làm việc khi sử dụng cầu trục. Quý khách phải thực hiện kiểm định an toàn thiết bị cầu trục.

Công Ty TNHH Khoa Học Ứng Dụng IMS được Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện kiểm định an toàn cầu trục là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam của doanh nghiệp.

 

————————————————————————————–

 

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý khách hàng cần thực hiện kiểm định cầu trục

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC ỨNG DỤNG IMS

Địa chỉ: Số 7, TT4 – D2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0909593698

Email: info@imsvina.com.vn

Website: https://imsvina.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255