Chứng nhận hợp quy kính hàn, mặt nạ hàn

Chứng nhận hợp quy kính hàn, mặt nạ hàn

1.Kính hàn, mặt nạ hàn là gì?

Kính Hàn hay Mặt nạ hàn là thiết bị bao hộ lao động vô cùng quan trọng khi thợ hàn làm việc nó giúp bảo vệ người thợ hàn khỏi những tia lửa điện phóng ra khi hàn, giúp bảo vệ mắt và da  khỏi  hiện tượng hồ quang điện. Dưới ảnh hưởng của hồ quang điện, có thể dẫn đến hiện tượng mắt mờ và gây tổn thương da. Ngoài ra, khi đeo mặt nạ hàn giúp bảo vệ người công nhân không tiếp xúc trực tiếp với bụi và khí sinh ra khi hàn, từ đó bảo vệ đường hô hấp.

Với những người công nhân hàn, thợ cơ khí, trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với mỗi hàn tại xưởng công nghiệp. Ảnh hưởng từ mối hàn tới sức khỏe con người là vô cùng nguy hiểm, vì thế những người công nhân hàn này cần được trang bị phương tiện bảo hộ lao động là kính hàn hay mặt nạ hàn để bảo vệ trước những nguy hại của công việc.

Chính vì vậy, để quản lý chất lượng kính hàn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 49/2016/TT-BLĐTBXH về các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, bao gồm kính hàn áp dụng quy chuẩn QCVN 27:2016/BLĐTBXH.

2. Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu

– Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

– Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.

– Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

3. Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn cung cấp trên thị trường

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn cung cấp, lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.

4. Phân loại phương tiện bảo vệ mắt

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn được phân loại như sau:

4.1. Phân loại theo kiểu, hình dạng:

  • Kính có gọng hoặc không có gọng;
  • Kính bảo vệ mắt kiểu kín;
  • Mặt nạ;
  • Tấm che mặt cầm tay (bảo vệ mắt, mặt và cổ);
  • Chụp đầu bảo vệ (bảo vệ mắt, mặt, cổ và đầu).

4.2.  Phân loại theo mắt kính:

  • Mắt kính thủy tinh (gồm hai loại mắt kính thủy tinh dòn và mắt kính thủy tinh bền hóa, nhiệt, va đập…);
  • Mắt kính bằng hợp chất hữu cơ (chất dẻo);
  • Mắt kính nhiều lớp: mắt kính chế tạo từ nhiều lớp liên kết với nhau bằng chất kết dính.

Tất cả các kiểu mắt kính có thể còn được phủ lên một hoặc hai mặt một lớp vật liệu để có thêm những đặc tính phụ.

4.3.  Phân loại theo chức năng bảo vệ

Các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn có một hoặc nhiều chức năng sau:

  • Sự tác động của các vật cứng khác nhau;
  • Bức xạ quang học;
  • Kim loại nóng chảy văng bắn;
  • Chất lỏng rơi và văng bắn;
  • Bụi;
  • Khí;
  • Bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên.

Mã HS của sản phẩm kính hàn, mặt nạ hàn:

  • 9004.90.50
  • 3926.90.42

5. Quy định về thiết kế và chế tạo

5.1. Yêu cầu chung

  • Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn phải được chế tạo từ những vật liệu thích hợp và không có vỏ bọc bằng kim loại hoặc các bộ phận bằng kim loại, trừ các ốc vít và bản lề.
  • Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn không có những khuyết tật nhìn thấy được.
  • Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn không được có các vết lồi lõm, cạnh sắc hoặc các đặc điểm khác gây bất lợi cho người sử dụng. Vật liệu dùng để chế tạo phải được chọn lọc không gây dị ứng da, trong trường hợp kính bảo hiểm kiểu kín chống bụi, kết cấu của nó không cho phép có những rủi ro đặc biệt gây dị ứng cho người lao động.

5.2. Thông thoáng

  • Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn phải có các bộ lọc sáng có hai lớp hoặc có lớp phủ đặc biệt để giảm sự đọng hơi nước hoặc phải đảm bảo sự thông thoáng thích hợp.

5.3. Độ dẫn nhiệt

  • Ngoài khung kính, tất cả các vật liệu khác phải chịu tác động của tia bức xạ khi dùng và có tiếp xúc với người sử dụng phải có độ dẫn nhiệt thấp hơn 0,2 Wm-1K-1.

5.4. Thành phần của mắt kính

  • Mắt kính phải được chế tạo từ chất dẻo hoặc bằng vật liệu tổng hợp khác, bằng thủy tinh bền hoặc các lớp thủy tinh khác nhau ghép lại bằng sự kết hợp các vật liệu nói trên. Thủy tinh chưa qua xử lý chỉ được dùng làm mắt kính khi kết hợp với các vật liệu nói trên, trừ trường hợp mắt kính dùng chủ yếu để chống bức xạ hoặc để làm kính phủ bảo vệ cái lọc sáng.

5.5. Băng buộc đầu

  • Các băng buộc đầu đi kèm với phương tiện bảo vệ mắt phải rộng ít nhất 10 mm.

6.Tổ chức chứng nhận hợp quy kính hàn bảo hộ lao động

Hiện nay công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm kính và có đầy đủ năng lực hoạt động chứng nhận của Cục trưởng Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Chính vì vậy, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm  khi nhập khẩu kính bảo hộ hoặc sản xuất trong nước và cần có giấy chứng nhận hợp quy để được lưu thông trên thị trường.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.204.255