CHỨNG NHẬN HỢP QUY DÂY ĐAI AN TOÀN THEO QCVN 23:2014/BLĐTBXH
1.Chứng nhận hợp quy Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã là gì?
Dây đai an toàn, Hệ thống chống rơi ngã là thiết bị không thể thiếu đối với những công việc phải hoạt động trên cao.
Chứng nhận hợp quy dây đai an toàn là hoạt động cấp chứng chỉ hợp quy cho các doanh nghiệp có sản phẩm dây đai an toàn phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tính an toàn của mặt hàng này trước khi được lưu thông trên thị trường.
Ngày 30/12/2014 Cục An toàn – Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-BLĐTBXH; quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2014/BLĐTBXH đối với Hệ thống chống rơi ngã cá nhân (dây dai an toàn).
Các tổ chức chứng nhận hợp quy hợp pháp được Nhà nước chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận cấp chứng chỉ hợp quy cho sản phẩm này.
2.Các loại dây đai an toàn (hệ thống chống rơi ngã) phải áp dụng Quy chuẩn QCVN 23:2014/BLĐTBXH
– Dây đai an toàn đỡ cả người được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
– Dây đai an toàn treo và thiết bị hấp thụ năng lượng gồm hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng sau:
+ Loại 1 được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 1,8 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 4,0 kN.
+ Loại 2 được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân; được lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 4,0 m và nếu xảy ra rơi; xung lực giới hạn tối đa là 6,0 kN. Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
– Dây cứu sinh tự co, bao gồm cả dây cứu sinh tự co có một thiết bị cứu hoàn chỉnh; được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
– Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
– Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa được làm từ các vật liệu bằng kim loại được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
Dây đai an toàn trước khi được lưu thông trên thị trường cần được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 7 của TCVN 7802- 3:2007 (ISO 10333)
3.Quy định chứng nhận hợp quy dây đai an toàn; thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân sản xuất trong nước
– Các loại dây đai an toàn, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân; sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy; và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này
– Các loại dây đai an toàn, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân; sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy; ghi nhãn theo quy định tại mục 2 của Quy chuẩn QCVN 23:2014/BLĐTBXH
4.Quy định chứng nhận hợp quy và thủ tục kiểm tra chất lượng Các loại dây đai an toàn; thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nhập khẩu
– Các loại dây đai an toàn; thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy; và kiểm tra chất lượng phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn QCVN 23:2014/BLĐTBXH.
– Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc các tổ chức; cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
-Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm; đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong quy định về công bố hợp chuẩn; công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành; kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
– Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nhập khẩu; trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.
5.Quy định đối với Các loại dây đai an toàn; thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân lưu thông trên thị trường
– Các loại dây đai an toàn; thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân lưu thông trên thị trường; phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.
– Trong trường hợp cần thiết cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng; đối với các loại dây đai an toàn; thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân lưu thông trên thị trường; như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
6. Quy trình chứng nhận dây đai an toàn
Quy trình chứng nhận gồm các bước cụ thể sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã với tổ chức chứng nhận
Quý khách hàng và Đơn vị cung cấp dịch vụ ký hợp đồng/chấp thuận báo giá.
Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm
Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia xuống đánh giá, lấy mẫu ngẫu nhiên và mang mẫu về thử nghiệm.
Đối với sản phẩm được sản xuất trong nước sẽ được chứng nhận theo phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình
Đối với sản phẩm nhập khẩu sẽ được chứng nhận theo phương thức 7: Kiểm tra thực tế lô sản phẩm, hàng hóa kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình
Bước 4: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận
Dựa trên kết quả đánh giá tại hiện trường và kết quả thử nghiệm. Nếu kết quả đạt Tổ chức chứng nhận sẽ xuất kết quả giấy chứng nhận sự phù hợp cho mặt hàng dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã.
Bước 5: Trả kết quả cho khách hàng và giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận
————————————————————————–